Tư vấn : Nên mua máy quét mã vạch ở đâu, loại nào?

Trong các bài viết trước chúng tôi từng đưa ra một số Lợi ích của việc quản lý hàng hóa bằng mã vạch, đồng thời gợi ý những Cách lựa chọn máy in mã vạch và đầu đọc mã vạch. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy quét mã vạch khác nhau về chức năng, cấu tạo, giá thành và thương hiệu, phù hợp với nhu cầu riêng của từng cửa hàng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu các loại đầu đọc mã vạch phổ biến và tư vấn để bạn biết nên ở đâu vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm chi phí.


Phân loại máy quét mã vạch theo công nghệ quét
– Laser Scanner: Do sử dụng tia sáng laser cắt ngang mã vạch nên loại đầu đọc này rất nhạy và chính xác, có thể quét cả trên bề mặt cong ở tầm xa. Tuy nhiên độ bền của nó không cao vì phụ thuộc vào nguồn phát tia laser, theo thời gian sẽ yếu dần và không còn nhạy như trước.

Một số loại đầu đọc sử dụng công nghệ laser: Máy quét mã vạch HoneyWell YJ5900, Zebex Z6170,…

– CCD Scanner: Loại máy quét sử dụng công nghệ CCD có giá thành rẻ, bền nhưng chỉ thích hợp để quét mã vạch trên bề mặt phẳng trong cự ly gần, còn những mã vạch in trên các sản phẩm cong như chai lọ thì không nhạy.

Một số loại đầu đọc sử dụng công nghệ: CipherLab, Opticon,….

– Imager: Công nghệ này dùng để phân tích, xác nhận mã vạch chính trong nhiều mã vạch liền nhau, đảm bảo tính chính xác. Do phải chụp lại ảnh rồi tiến hành phân tích nên tốc độ quét khá chậm, thường dùng trong ngành y tế.

Phân loại theo mã quét
– 1-D Scanner: Loại máy quét này chỉ đọc được mã vạch 1-D (hay còn gọi là mã vạch tuyến tính), thường là loại cầm tay phát ra tia sáng thẳng nằm ngang. Tuy nhiên, một số mã 1-D có chứa ký hiệu đặc biệt thì loại đầu đọc này không quét được.

Một số máy quét 1-D: Máy quét mã vạch Datalogic QW2100, TAWA TZ3100,…

– 2-D Scanner: Loại đầu đọc này dùng tia laser phản xạ lên lăng kính để tạo ra một chùm sáng phủ lên mã vạch nên có thể quét theo chiều nào cũng được, giúp tăng tốc độ quét mã vạch.

Một số máy quét 2-D: PDF-417, Data Matrix,…

Phân loại theo cổng kết nối
– Cổng keyboard: Loại máy quét này giống như cổng trung gian giữa máy tính với bàn phím, một đầu jack kết nối với máy tính, đầu còn lại kết nối với bàn phím. Nhờ cách kết nối đặc biệt này mà bạn không cần cài thêm driver vào máy tính, dễ sử dụng.

– Cổng RS-232: Để sử dụng loại máy quét này phải dùng thêm 1 nguồn điện bên ngoài và dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy khi cài đặt. Tuy nhiên hiện nay một số dòng mới sử dụng cổng chuột (cổng COM) để kết nối trực tiếp.

– Cổng USB: Loại máy quét mã vạch này khá phổ biến vì dễ dàng kết nối với máy tính thông qua cổng USB, tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, dễ dàng cài đặt. Bạn có thể tham khảo một số loại đầu đọc sau: Máy quét mã vạch Zebex Z3100, Honeywell 1250G,…

– Bluetooth: Loại máy quét này thường có hai bộ phận, chân đế và đầu đọc, trong đó chân đế kết nối với máy tính thông qua cổng USB và phát tín hiệu bluetooth cho đầu quét, đồng thời đóng vai trò như chân sạc điện.

Phân loại theo cấu tạo
– Máy quét mã vạch cầm tay: Được sử dụng phổ biến trong các cửa hàng bán lẻ vì gọn nhẹ, dễ dùng, giá thành rẻ, sử dụng cả công nghệ CCD và Laser.

– Máy quét mã vạch để bàn: Thường là các loại máy quét mã 2-D tốc độ cao, dùng tại siêu thị lớn, kết hợp với phần mềm quản lý bán hàng giúp cải thiện tốc độ thanh toán của người mua.

– Máy quét mã vạch không dây: Thực chất là máy quét mã vạch kết nối bluetooth, dùng cho những loại hàng hóa cồng kềnh không thể mang tới quầy thanh toán được.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *